Friday, June 13, 2014

Hai bao tải của người mẹ khiến cả trại giam bật khóc


mẹ, tình mẹ, mẹ con, cảm động, câu chuyện


Chuyện Cấm Cười - Theo Vietnamnet


Có những thứ, phải khi mất đi rồi ta mới thấy nuối tiếc, mới thấy nó quan trọng với ta như thế nào...

Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.

Lưu Cương phạm tội cướp giật, bị ngồi tù đã một năm. Từ ngày bị vào tù, Lưu Cương chưa có ai đến thăm.

Nhìn những phạm nhân khác thỉnh thoảng lại có người tới thăm nom, còn được người nhà mang đến bao nhiêu đồ ăn ngon, Lưu Cương nhìn thấy mà thèm, liền viết thư cho mẹ để mẹ đến thăm, nhưng không phải vì thèm những đồ ăn ấy mà vì Lưu Cương rất nhớ bố mẹ.

Sau khi gửi biết bao nhiêu cánh thư nhưng không có bất cứ hồi âm nào, Lưu Cương hiểu, bố mẹ đã bỏ rơi mình.

Đau khổ và tuyệt vọng, Lưu Cương lại viết thêm một bức thư nữa, nói là “Nếu bố mẹ không đến thăm con, bố mẹ sẽ mãi mãi mất thằng con này”.

Đây hoàn toàn không chỉ là lời nói suông, những phạm nhân bị vào tù do tái phạm đã không ít lần lôi kéo anh vượt ngục. Nhưng Lưu Cương vẫn chưa hạ được quyết tâm, nay bố mẹ không còn thương xót, đoái hoài đến mình, thì còn gì để lo lắng, vấn vương nữa.

Hôm ấy trời lạnh đến buốt da buốt thịt. Lưu Cương đang bàn bạc với mấy “đại ca đầu trọc” về chuyện vượt ngục thì có người gọi giật lại: “Lưu Cương, có người đến thăm!”

Là ai được nhỉ? Bước vào phòng thăm tù nhân, Lưu Cương đứng sựng lại, là mẹ!

Một năm không gặp, trông mẹ thay đổi nhiều đến mức con trai mẹ không nhận ra. Mẹ mới hơn 50 tuổi mà tóc đã bạc trắng đầu, lưng mẹ còng như con tép nhỏ, người mẹ gầy gò quá, bộ quần áo mẹ mặc đã sờn rách. Mẹ đi chân trần hằn cáu bẩn và loang lổ vết máu. Bên cạnh mẹ là hai chiếc bao tải cũ.


mẹ, tình mẹ, mẹ con, cảm động, câu chuyện

Hai mẹ con cứ thế đứng nhìn nhau.

Chưa kịp đợi Lưu Cương mở lời, nước mắt mẹ đã trực trào từ đôi mắt mờ đục. Mẹ vừa giơ tay lên quệt nước mắt, vừa nói:

“Tiểu Cương à, mẹ nhận được thư con, con đừng trách bố mẹ nhẫn tâm. Thực sự là không có thời gian đi được con ạ. Bố con…lại ngã bệnh, mẹ phải chăm sóc bố con, đường lại xa xôi...”.

Đúng lúc ấy, có anh quản giáo bưng đến cho mẹ Lưu Cương một bát mỳ trứng còn nóng hổi, nhiệt tình nói:

“Bác ăn đi cho nóng rồi lại nói chuyện tiếp ạ". Mẹ Lưu Cương vội đứng dậy, xoa xoa tay lên người, nói: “Thế này sao được”.

Quản giáo đặt bát canh vào tay mẹ Lưu Cương, cười, nói:

“Mẹ cháu cũng tầm tuổi bác, mẹ ăn một bát mỳ trứng của con trai không được sao?”

Mẹ Lưu Cương không nói gì nữa, cúi đầu ăn “sụp soạp”. Bà ăn một cách ngon lành như mấy ngày chưa được miếng cơm nào vào bụng.

Đợi mẹ ăn xong, Lưu Cương nhìn xuống đôi chân sưng đỏ, nứt bao vết máu của mẹ, xót xa hỏi: “Mẹ, chân mẹ sao thế? Giầy của mẹ đâu rồi ạ?”.

Chưa kịp đợi mẹ trả lời, quản giáo liền tiếp lời: “Vì bác đi bộ nên mới thế, giầy của bác đã bị rách từ trước rồi.

”Đi bộ sao? Từ nhà đến đây phải mất ba bốn trăm dặm, hơn nữa đoạn đường núi rất dài! Lưu Cương từ từ cúi người xuống, khẽ xoa lên đôi chân của mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ không bắt xe tới? Sao mẹ không mua giầy mới?”

Mẹ vội thu chân vào, nói: “Sao phải bắt xe chứ, đi bộ cũng tốt mà”, mẹ thở dài, “Năm nay lợn bị dịch, mấy con lợn ở nhà đều chết hết, vụ mùa năm nay thu hoach cũng kém, còn bố con... đi khám bệnh... cũng tốn bao nhiêu tiền... Bố con mà khỏe thì bố mẹ đã đến thăm con lâu rồi, đừng trách bố mẹ con nhé".

Anh quản giáo lau nước mắt, lặng lẽ rời đi. Lưu Cương cúi đầu hỏi: “Thế bố con đỡ hơn chưa mẹ?”.

Lưu Cương đợi mãi không thấy mẹ trả lời, vừa ngẩng đầu lên đã thấy mẹ đang lau nước mắt, mẹ nói:

“Cát bụi hết cả vào mắt, con hỏi bố con à? Bố con sắp khỏi rồi... Bố con bảo với mẹ là nói với con là đừng lo gì cho ông ấy, cố gắng mà cải tạo con ạ.”

Thời gian thăm phạm nhân đã hết. Quản giáo đi đến, trong tay cầm một ít tiền, nói: “Bác à, đây là chút tấm lòng của quản giáo chúng con, bác không thể đi chân trần về được bác à, nếu không, Lưu Cương sẽ đau lòng lắm ạ!”.

Mẹ Tiểu Cương xua tay, nói: “Sao thế được, con bác vẫn còn ở đây, các cháu cũng đủ vất vả lắm rồi, bác còn cầm tiền của các cháu thì tổn thọ cho bác lắm!”

Anh quản giáo run run giọng nói:

“Phận làm con đã không những không cho bố mẹ được hưởng phúc, lại bắt bố mẹ già cả phải lo lắng suy nghĩ, để bác đi chân đất mấy trăm dặm đến đây, nếu lại để bác đi chân trần về, thì thử hỏi người con này có còn là người nữa không bác?”.

Lưu Cương không thể nói lại được gì, hét như xé giọng:

“Mẹ!” Sau đó không nói thêm gì nữa, bên ngoài cửa sổ là tiếng khóc thút thít, anh quản giáo phải lùa đám phạm nhân ra chỗ khác.

Lúc này, có một người giám ngục bước vào phòng, cố tình lảng sang chủ đề khác:

“Thôi đừng khóc nữa, mẹ đến thăm con trai là chuyện vui, đáng ra phải cười mới đúng, để tôi xem bác mang đồ gì ngon đến nào.

” Vừa nói, người giám ngục vừa cầm ngược bao tải xuống. Mẹ Lưu Cương không kịp chặn lại. Mọi thứ ở trong bao rơi ra ngoài. Ngay lúc ấy, tất cả mọi người có mặt đều lặng người đi.

Bao tải thứ nhất bị rơi ra, toàn là bánh bao, bánh nướng bị nứt toác thành bốn, năm mảnh, cứng như đá, không cái nào giống cái nào.

Không cần nói cũng biết đây là đồ mẹ Lưu Cương đi ăn xin trên đường. Mẹ Lưu Cương lúng túng, hai tay túm lấy góc áo, nói:

“Con ạ, đừng trách mẹ đã làm như vậy, quả thật là ở nhà không còn thứ gì có thể mang đi được nữa….”

Lưu Cương hình như không nghe thấy gì, chỉ chăm chăm nhìn vào chiếc bao tải thứ hai, đó là một hộp tro cốt!

Lưu Cương đứng ngẩn người, hỏi:

“Mẹ, đây là cái gì thế mẹ?”

Mẹ Lưu Cương thất thần, hốt hoảng, giơ tay ra ôm chặt lấy chiếc hộp:

“Không….không có gì đâu con...” Lưu Cương giành lấy như phát điên, toàn thân run lên bần bật:

“Mẹ, đây là cái gì?!”

Mẹ Lưu Cương ngồi phệt xuống như người mất hết sức lực, mái tóc bạc khẽ lay động. Một lúc sau, bà mới gắng gượng, nói:

“Đấy là…bố con! Vì gom góp tiền đến thăm con, bố con đi làm quần quật không kể ngày đêm, bố con bị ngã gục vì suy nhược.

"Trước khi chết, ông ấy nói khi còn sống không đến thăm con được, ông ấy rất buồn, sau khi chết nhất định phải đưa ông ấy đến thăm con, ông ấy muốn nhìn con lần cuối…”.

Lưu Cương gào lên một tiếng như xé lòng xé ruột:

“Bố, con sẽ thay đổi…”. Nói rồi, anh quỳ sụp xuống, va mạnh đầu xuống đất. Bên ngoài phòng thăm phạm nhân, phạm nhân lần lượt quỳ rạp xuống đất, tiếng khóc thảm thiết vang đến tận đến trời xanh...
  • N.T(sưu tầm)

Thursday, June 12, 2014

Ly hôn vì chó


 


Chuyện Cấm Cười - Theo Phụ Nữ

Vợ tôi yêu chó đến kỳ lạ. Công bằng mà nói, trừ những vấn đề liên quan đến chó ra, vợ tôi là một phụ nữ  tốt. Nhưng, chỉ vì nàng yêu chó quá mức, nên ông chồng khốn khổ là tôi chỉ muốn bỏ của chạy lấy người.

Nhà chỉ có hai vợ chồng son, nhưng chó thì đến.... mười con. Ngày rước nàng về dinh, Xoài và Mận là "của hồi môn" vợ tôi đem theo từ nhà mẹ ruột. Theo lời nàng thì: "Anh phải cho em đem tụi nó theo, chứ không em nhớ lắm chịu không nổi đâu!". Lúc đó, tôi chỉ nghĩ đơn giản, hai con chó cũng vui cửa vui nhà, chẳng sao. Không ngờ, nàng cứ lần lượt rước về hết con này đến con khác, con nào cũng có lý do chính đáng. Con Quít thì: "Ai bỏ nó ngoài đường, thấy tội nghiệp quá anh ơi.". Con Cam thì: "Chó nhà bạn em đẻ, nhìn dễ thương quá cho em nuôi nha anh".... Chỉ vài năm, nhà tôi đã đủ cả một "vườn trái cây" đến tận mười con. Cái "vườn trái cây" đó hành tôi đến khổ.

Tôi sợ nhất là tiếng ồn, đi làm về nhà chỉ mong được chút yên tĩnh nhưng mười cái miệng của "vườn trái cây chẳng bao giờ chịu khép. Phải chi có khách đến nhà, bọn nó sủa còn chấp nhận được, đằng này đi ngang trước cổng cũng "gầm thét". Không chỉ sủa người, cả bọn còn sủa mèo, sủa chuột, sủa thằn lằn, sủa lẫn nhau...... ; nhiều lúc nửa đêm còn thi nhau tru lên, hại tôi vừa mất ngủ, vừa bị hàng xóm mắng vốn.

Nhà tôi diện tích khoảng 100 m2, có một mảnh vườn be bé. Hai người ở thì rộng, nhưng thêm 10 con chó lại hóa chật. Tính tôi vốn sạch sẽ, ngăn nắp, nhưng khi đã ở chung cái "vườn trái cây" ấy, sạch sẽ và ngăn nắp trở thành một ước mơ xa vời. Vợ tôi vừa dọn được bãi phân trước cửa thì đã thấy bãi nước tiểu sau vườn. Mình vợ tôi dọn không kịp với tiến độ "sản xuất" của "vườn trái cây", nên nhà lúc nào cũng thoang thoảng "mùi hương" đặc trưng. Chưa hết, đàn chó còn phá như quỷ sứ: xé giày dép, nhai ghế salon, đào mấy gốc cây tôi trồng bật cả gốc.

Biết bao nhiêu thứ phiền phức khác, kể không xiết. Vài bữa lại có đứa bệnh, phải vất vả chở đi thú y, rồi chăm sóc như con mọn, chưa kể đến tốn kém tiền bạc. Có lúc cả đêm cắn nhau, sức đầu, mẻ trán, lại cũng phải thú y, phải vất vả chăm sóc.

Cũng vì chó mà vợ chồng cãi nhau như cơm bữa, hết chuyện này đến chuyện khác. Tôi không phản đối việc nuôi chó, nhưng nuôi một hai con là đủ, cả bầy như vậy ai chịu nổi. Tôi muốn cho bớt đi, nhưng vợ tôi cương quyết không cho bất kỳ con nào. Không ai chịu ai, mâu thuẫn ngày càng tăng. Gần đây nhất, vợ tôi tuyên bố thẳng thừng: "Muốn bỏ bất kỳ đứa nào, anh phải bước qua ..... xác em.

Xác nàng thì tôi không dám, nhưng đơn ly hôn thì tôi dám viết. Tôi viết đơn đây.
(Nguyên Quang)

Thursday, June 5, 2014

Chiếc hòm gỗ bí mật (kỳ cuối)

Chiếc hòm gỗ bí mật (kỳ chót)

0



Chuyện Cấm Cười sưu tầm

(Kỳ cuối)

Vào lúc ấy mọi người ngạc nhiên khi thấy họa sĩ C bình tĩnh đứng lên đề nghị với thuyền trưởng cho chuyển cái hòm bí ẩn của chàng xuống xuồng.

- Hãy ngồi xuống, ông C! Thuyền trưởng trả lời với thái độ nghiêm nghị. - Ông muốn cho xuồng lật úp, hắt tất cả chúng tôi xuống biển hay sao mà không ngồi?

- Mép xuồng của chúng ta chẳng đã chạm sát mặt nước rồi đó sao?

- Cái hòm ấy - C vẫn đứng và la hét hốt hoảng - Xin giữ lại cái hòm ấy, thuyền trưởng? Ngài không thể.... ngài sẽ không khước từ lời khẩn cầu của tôi chứ? Cái hòm ấy quan trọng đối với tôi biết chừng nào? Thả chìm cái hòm ấy là hết, là hết....Xin ngài hãy nghĩ đến tình cảm sâu nặng của những người mẹ. Xin nghĩ tới Thượng đế Xin hãy rủ lòng thương.....Tôi cầu khẩn ngài giữ lại cái hòm!

Thuyền trưởng, lúc đầu im lặng vì dường như cũng cảm động trước những lời cầu xin tha thiết của C, nhưng sau đó ông điềm tĩnh đáp lại bằng giọng nói nghiêm nghị cứng rắn:

- Ông C! Ông hoàn toàn mất trí! Hãy tỉnh ngộ! Không thể theo ý ông được! Hãy ngồi xuống ông làm đắm xuồng bây giờ! Hãy đứng yên! Giữ lấy anh ta! Tóm chặt lấy? Nước trào vào xuồng! Đấy, anh ta muốn nhảy ra khỏi xuồng! Anh ta nhảy đấy!

Thuyền trưởng vừa dứt lời thì C đã nhảy ra khỏi xuồng, túm lấy sợi dây chão buộc nối xuồng với tầu. Bằng sự nổ lực phi thường, anh ta đã lần được tới đuôi tầu rồi leo theo đường dây xích lên tầu. Thái độ của anh ta biểu lộ một sự cuồng nộ mãnh liệt đến tột cùng. Anh nhảy bổ đến cabin liền kề với phòng riêng của mình trên tầu.

Xuồng chúng tôi lúc này ở phía sau tầu, rất dễ bị lật úp, vì cơn bão vẫn chưa chấm dứt. Chúng tôi tháo dây cho xuồng trôi tự do, may thay nó vẫn giữ được thăng bằng, nên mặc dù mép thuyền sát với mặt nước, nhưng không bị nước ùa vào. Chiếc xuồng nhỏ chẳng khác gì một cái lông chim bị gió bão đẩy đã vượt lên trước mũi tầu trong chốc lát và nhờ vậy, chúng tôi đã thoáng nhìn thấy, dù chỉ là trong khoảnh khắc những giây phút cuối cùng của chàng họa sĩ mà dường như định mệnh đã an bài. Gió đẩy xuồng vượt qua con tầu, chúng nhận ra người họa sĩ đau khổ ấy - lúc đó như một người điên - bị kích thích bởi sự cuồng nộ, và dường như sự cuồng nộ đã đem cho anh ta một sức mạnh phi thường, đủ sức kéo chiếc hòm bí ẩn lên boong tầu. Từ cái xuồng ngoái nhìn lại chúng tôi thấy anh lấy một sợi dây thừng, trước tiên quấn nhiều vòng quanh chiếc hòm gỗ bí ẩn, sau đó lại quấn quanh thân mình, cột chặt vào với chiếc hòm rồi cùng lao xuống biển. Hòm và người lập tức chỉm nghỉm và cùng nằm lại vĩnh viễn trong lòng đại dương.

Chúng tôi xúc động thương cảm cho người họa sĩ trẻ, tay rời rã trên mái chèo của mình. Một lát sau, chúng tôi chèo xuồng đi, mọi người đều ngậm ngùi lặng lẽ hàng tiếng đồng hồ, chẳng ai nói lấy một lời.. Cuối cùng tôi mạnh dạn nêu lên nhận xét của mình:

- Thưa thuyền trưởng, ngài có nhận thấy cái hòm đã chìm nghỉm quá nhanh không? Đó chẳng phải là điều lạ lùng sao? Thú thật tôi chẳng thể tự giải đáp nổi là vì sao anh ta đã tự buộc thân mình liền vào cái hòm rồi lao xuống biển tự vận như vậy?

- Cái hòm và anh ta cùng chìm nghỉm như hòn đá là điều tất nhiên, - thuyền trưởng đáp. - Nhưng rồi ... họ sẽ nổi lên, tuy nhiên.... phải chờ cho muối tan hết trong nước.

- Muối?? - Tôi kêu lên.

- Suỵt! Hãy im lặng! - Thuyền trưởng chỉ vào người vợ và hai người em gái của C. - Các vị hãy hỏi mấy người thân của họa sĩ vào lúc thích hợp.

Chúng tôi nghe theo lời thuyền trưởng, im lặng nén chịu, tập trung vào việc chèo lái thuyền để thoát hiểm. May mắn thay số phận đã giúp chúng tôi tai qua nạn khỏi. Trong tình huống cái chết cầm chắc cả mười phần chẳng còn chút hy vọng nào, đói khát mệt mỏi như người đã chết, sau 4 ngày vật lộn, chúng tôi đã cập được bờ một hòn đảo. Ở đó chúng tôi được đối xử như những người gặp nạn đắm tàu, được cứu trợ và giúp đỡ để đi tới Nữu Ước.

Khoảng một tháng sau cái ngày con tầu Độc Lập bị đắm, tôi tình cờ gặp lại thuyền trưởng. Trong lúc trao đổi chuyện trò, tất nhiên chúng tôi nhắc đến cái tai họa đã gặp, và đặc biệt là nhắc đến số phận buồn thảm của người bạn đáng thương của tôi. Qua thuyền trưởng, tôi được biết thêm một số tình tiết mà trước kia những người trong cuộc đã giữ kín không nói ra. Nghe xong câu chuyện thương tâm, tôi mới hiểu được vì sao họa sĩ C đã phát điên lên như vậy.

Họa sĩ C mua vé cho chuyến vượt biển cùng gia đình. Phu nhân C quả thật là một tiểu thư xuất thân từ một gia đình quý tộc lá ngọc cành vàng, duyên dáng và có học thức, đúng như họa sĩ C thường kể với bạn bè. Vào sáng ngày 14 tháng 6 (ngày mà tôi thăm tầu lần đầu như phần trên tôi đã kể) tiểu thư ốm đột ngột rồi chết. Người chồng trẻ đau buồn đến như rồ dại. Trong tình huống anh buộc phải đến Nữu Ước có công việc, anh suy nghĩ và nảy ra ý định chuyển thi hài người vợ yêu quý của mình đến nơi bố mẹ vợ đang ở tòa Đại sứ ở Nữu Ước và coi đó là một yêu cầu bức thiết. Khốn thay việc chuyển thi hài trên tàu biển bị pháp luật ngăn cấm, và chẳng những thế, trong ý niệm chung người ta vốn kiêng kỵ. Mười chín hành khách trên tàu có thể bỏ chuyến đi, nếu như họ phát hiện ra tầu có chở theo xác chết.

Trong tình thế cấp bách, tiến thoái lưỡng nan, trước lời cầu khẩn tha thiết của C, thuyền trưởng Henry mũi lòng đồng ý cho anh thỏa nguyện với điều kiện bắt buộc anh phải đặt xác vào một quan tài lớn, ướp xác bằng một lượng muối lớn giữ cho thi hài không bị bốc mùi và phân hủy. Quan tài chuyển xuống tầu được ngụy trang dưới dạng hành lý đặc biệt, phải đóng sao cho người ta có thể tin được là hàng hóa. Tất nhiên phải tuyệt đối không tiếc lộ về cái chết của phu nhân. Mọi việc diễn ra như lời thuyền trưởng. Ông còn gợi ý cho C tìm một người khác mạo nhận là phu nhân để khỏi phải sửa lại danh tính hành khách trên tầu. Và chính người đầy tớ của phu nhân đã được chọn để đóng vai này. Căn buồng lớn bên ngoài nơi đặt "hòm hành lý:, vốn được giữ cho người tớ gái, vẫn giữ nguyên như cũ. Chính nơi đây, người đóng giả phu nhân C ngủ ban đêm còn ban ngày thì tùy cơ ứng biến với vai diễn của mình. Do mọi việc bố trí chu đáo như vậy, nên đã không làm cho hành khách trên tầu nghi ngờ.

Riêng về phần mình, tôi cảm thấy ân hận vì đã vội vàng nghi ngờ người bạn - cho dù sự nghi ngờ đó chẳng phải vô căn cứ. Tôi tự trách mình thiếu thận trọng, đã nghi oan cho bạn nên đã có những ý nghĩ xấu và có thái độ khôi hài không đúng đắn để chế giễu nỗi đau của bạn. Cho tới mãi về sau này, cứ mỗi lần nghĩ đến cái tính đa nghi nông nỗi ấy, tôi chẳng thể ngủ được vì ân hận. Chính sự biết ăn năn hối lỗi đó đã giúp tôi rèn luyện được tư cách và phẩm chất của bản thân trong quãng đời còn lại. Cũng từ ngày ấy, tiếng cười và mọi lời nhạo báng người khác một cách độc ác đã vĩnh viễn còn có cơ hội lọt vào tai tôi nữa.
 
Copyright © 2013 Món ăn tinh thần | Powered by Blogger